Những hình ảnh về nước Nhật _ Một đất nước kiên cường

Việt Nam chúng ta sau hàng ngàn năm chiến đấu để giành độc lập.Là một đất nước với tinh thần bất khuất kiên cườngVà chúng ta thấy ở người Nhật thật gần gũi với những tinh thần đáng quý ấy.Nhiều hơn thế ở người Nhật có những điều khiến cả thể giới phải suy nghĩ và cảm phục.
 Những bài viết và hình ảnh sau đem đến cho chúng ta những suy nghĩ ,cảm thông đối với nước Nhật đang phải hứng chịu những thiên tai khắc nghiệt.

Tại sao không có cướp bóc, hỗn loạn ở Nhật Bản

 Mọi người trên khắp toàn cầu đều nhận thấy một điều lạ thường trong thảm họa đang diễn ra tại Nhật Bản sau trận động đất và sóng thần - không hề có người hôi của, mà ngược lại họ tỏ ra đoàn kết và rất có trật tự.

Người dân Nhật sống sót sau thảm họa tụ tập quanh đống lửa. Ảnh: AP.
Sự hỗn loạn, trộm cắp luôn tiếp diễn sau các thiên tại như động đất, bão lũ và sóng thần. Tuy nhiên, tình trạng này hoàn toàn vắng mặt sau trận động đất mạnh 9 độ Richter tại Nhật Bản. Thay vào đó, mọi người xếp hàng dài, trật tự bên ngoài các quầy hàng thực phẩm, trong khi nhân viên cố gắng phân phát đều lượng thức ăn và nước uống có hạn.
"Sự hôi của không xảy ra tại Nhật Bản", CNN dẫn lời Gregory Pflugfelder - một chuyên gia văn hóa Nhật Bản tại Đại học Columbia nói. "Tôi không chắc có từ ngữ đó có xuất hiện trong đầu người Nhật không nữa".
Trong khi đó, trong những thảm họa gần đây như động đất năm ngoái ở Chile, lũ lụt năm 2007 ở Anh, hay cơn bão Katrina ở Mỹ, tình trạng phạm tội và cướp bóc diễn ra táo tợn.
"Có vẻ như điều ấn tượng hơn cả sức mạnh công nghệ của Nhật Bản là sức mạnh xã hội của quốc gia này, khi các siêu thị giảm giá và chủ cửa hàng mời mọi người nước uống khi tất cả cùng đoàn kết với nhau để sống sót. Và ấn tượng hơn cả, không hề có chuyện hôi của", Ed West của Daily Telegraph viết.
West cho biết việc sự vắng mặt hành vi xấu xa này là hoàn toàn lạ lẫm trong xã hội loài người. Tình trạng hôi của tại Chile sau trận động đất năm ngoái tồi tệ đến nỗi quân đội phải nhập cuộc. Ở New Orleans, Mỹ, cơn bão Katrina cũng gây nên tình trạng cướp bóc đến mức kinh hoàng.
Vậy đâu là lý do khiến Nhật Bản có được sức mạnh này? Các tờ báo lý giải điều này.

Kỷ luật, kỷ luật, và kỷ luật

"Người Nhật Bản đang thể hiện điều mà họ đã được dạy dỗ và tập huấn ngay từ khi còn bé - trật tự và kiên cường", Federico D. Pasqual tại The Philippine Star nói. "Tại trường học, các bữa trưa miễn phí, nhưng thường "đạm bạc", và trẻ con học cách đón nhận và xử lý những thời điểm khó khăn. Thảm họa này là một trong những thời điểm đó, và việc định hình thái độ đó để nó ăn vào trong máu bây giờ đã có hiệu quả".

Người Nhật không lạ gì trước khó khăn

Câu trả lời đơn giản chính là "sự lịch thiệp muôn đời của người Nhật đang tỏa sáng", Thomas Lifson viết trên The American Thinker nói. Nhưng đó chỉ là một phần của điều đang diễn ra. Xã hội Nhật Bản đã được rèn giũa qua nhiều thế hệ để mọi thứ đi vào nề nếp - duy trì trật tự và cư xử chuẩn mực. Sức mạnh xã hội to lớn của quốc gia này đã giúp Nhật Bản vượt qua sự tàn phá của Thế chiến II, và so với nó thì những vấn đề đang diễn ra cũng chỉ là tương đối nhỏ.

Người Nhật không cao siêu, chỉ là khác biệt

"Người Nhật được giáo dục rằng sự quy củ và đồng thuận là giá trị cốt lõi", James Picht, The Washington Times, cho biết. Với người Mỹ, luôn đề cao chủ nghĩa cá nhân, thì những giá trị đó nghe có vẻ khó chịu. Những lúc bình thường, việc chú ý tới vẻ bề ngoài và các quy tắc có vẻ cứng nhắc, nhưng vào thời điểm khó khăn, những đức tính này sẽ đánh bại nhu cầu "cướp giật". Nền văn hóa Nhật Bản không cao siêu, nó chỉ đơn giản được cấu tạo để phù hợp với việc duy trì trật tự xã hội ngay sau một thảm họa lớn.

Người dân thành phố Sendai, nơi gần tâm chấn và bị sóng thần quét qua, xếp hàng dưới tuyết
Người dân thành phố Sendai, nơi gần tâm chấn và bị sóng thần quét qua, xếp hàng dưới tuyết để mua nhu yếu phẩm bên ngoài một siêu thị sáng nay. Ảnh: AFP/JijiPress
Một gia đình ăn bữa tối trong xe hơi tại thành phố
Một gia đình ăn bữa tối trong xe hơi tại thành phố Iwaki, tỉnh Fukushima hôm 14/3. Họ sơ tán từ một thị trấn gần nhà máy điện hạt nhân Fukushima Dai-ichi. Ảnh: AP.
Những cụ già đọc báo trong một khu lều tạm ở thành phố Ikawa, tỉnh Fukushima
Các cụ già đọc báo trong một khu lều tạm ở thành phố Ikawa, tỉnh Fukushima hôm 14/3. Ảnh: AP.
Một phụ nữ mang chăn từ nhà tới trại sơ tán ở thành phố Ishinomaki, tỉnh Miyagi hôm 16/3. Ảnh: AFP.
Người dân lội nước
Người dân lội nước tại thành phố Ishinomaki, tỉnh Miyagi. Ảnh: AP.
Một ông cụ ngắm bức ảnh mà ông tìm thấy trong đống đổ nát của ngôi nhà tại thành phố
Một ông cụ ngắm bức ảnh mà ông tìm thấy trong đống đổ nát của ngôi nhà tại thành phố Ofunato, tỉnh Iwate vào ngày 15/3. Ảnh: AFP.
Những người sơ tán nhận thức ăn miễn phí
Những người sơ tán nhận thức ăn miễn phí tại thành phố Koriyama, tỉnh Fukushima hôm 15/3. Ảnh: AP.
Một phụ nữ địu con sau lưng trong lúc nấu ăn ngay trước ngôi nhà
Một phụ nữ địu con sau lưng trong lúc nấu ăn ngay trước ngôi nhà sập vì sóng thần tại thành phố Ishinomaki, tỉnh Miyagi hôm 15/3. Ảnh: AP.
Người đàn ông chơi với con trong trại sơ tán ở thành phố Soma, tỉnh Fukushima hôm 14/3. Ảnh: AP.
Cảnh sát giao thông làm việc tại thành phố
Cảnh sát giao thông làm việc tại thành phố Ofunato, tỉnh Iwate hôm 13/3. Ảnh: AP.
Người dân thành phố Hitachi, tỉnh Ibaraki, xếp hàng chờ đến lượt nhận dầu hỏ, ngày 14/3. Ảnh: AP
Người dân thành phố Hitachi, tỉnh Ibaraki, xếp hàng chờ đến lượt nhận dầu hỏa, ngày 14/3. Ảnh: AP


Một cụ bà ngồi cầu nguyện trong trại sơ tán ở thành phố Sendai. Ảnh: AFP.
Một cụ bà ngồi cầu nguyện trong trại sơ tán ở thành phố Sendai. Ảnh: AFP.
Người dân Tokyo đau buồn trước thảm họa. Ảnh: Xinhua.
Người dân Tokyo đau buồn trước thảm họa. Ảnh: Xinhua.
Dáng đi thất thểu của những người trở về sau cơn hoạn nạn. Ảnh: Xinhua.
Dáng đi thất thểu của những người trở về tìm nhà sau cơn hoạn nạn. Ảnh: Xinhua.
Một cô gái khóc òa lên khi không tìm được người thân sau trận động đất. Ảnh: Kyodo.
Một cô gái khóc òa lên khi không tìm được người thân sau trận động đất. Ảnh: Kyodo.
Một cụ bà được lính cứu hộ giải cứu. Ảnh: AFP.
Một cụ bà được lính cứu hộ giải cứu. Ảnh: AFP.
Cậu bé được người cha ủ ấm trong một trại sơ tán. Ảnh: AFP.
Cậu bé được người cha ủ ấm trong một trại sơ tán. Ảnh: AFP.
Khuôn mặt đẫm nước mắt của một người mẹ tuyệt vọng. Ảnh: Kyodo.
Khuôn mặt đẫm nước mắt của một người mẹ. Ảnh: Kyodo.
Một phụ nữ gọi con trong tuyệt vọng. Ảnh: AFP.
Một phụ nữ gọi tên người thân trong tuyệt vọng. Ảnh: AFP.
Hai thiếu nữ an ủi nhau khi cùng tá túc tại một khu tập trung dành cho những người sơ tán. Ảnh: Xinhua.
Hai thiếu nữ an ủi nhau khi cùng tá túc tại một khu tập trung dành cho những người sơ tán. Ảnh: Xinhua.
Bà mẹ ôm chầm lấy con gái sau khi tìm được cô trong một khu vực tạm trú ở Ishinomaki. Ảnh: AFP.
Bà mẹ ôm chầm lấy con gái sau khi tìm được cô trong một khu vực tạm trú ở Ishinomaki. Ảnh: AFP.
Hai phụ nữ thất thểu trên con phố bị sóng thần tàn phá ở Ishonomaki, tỉnh Miyagi. Ảnh: AFP.
Hai phụ nữ thất thểu trên con phố bị sóng thần tàn phá ở Ishonomaki, tỉnh Miyagi. Ảnh: AFP.
Một người đàn ông an ủi cô gái trước ngôi nhà bị phá hủy hoàn toàn tại thị trấn Watari tỉnh Miyagi. Ảnh: AFP.
Một người đàn ông an ủi cô gái trước ngôi nhà bị phá hủy hoàn toàn tại thị trấn Watari tỉnh Miyagi. Ảnh: AFP.
SHARE

Milan Tomic

Hi. I’m Designer of Blog Magic. I’m CEO/Founder of ThemeXpose. I’m Creative Art Director, Web Designer, UI/UX Designer, Interaction Designer, Industrial Designer, Web Developer, Business Enthusiast, StartUp Enthusiast, Speaker, Writer and Photographer. Inspired to make things looks better.

  • Image
  • Image
  • Image
  • Image
  • Image
    Blogger Comment
    Facebook Comment

0 comments:

Post a Comment